Sinh học Lớp Cá sụn

Cá sụn chủ yếu là động vật máu lạnh, với tốc độ trao đổi chất thấp và khả năng di chuyển mà không cần phải thường xuyên ăn uống. Nhưng cá mập trong họ Lamnidae – như cá mập Mako vây ngắn, cá mập Mako vây dài, cá mập trắng, cá nhám chuột và cá nhám hồi – được biết là có khả năng thu nhiệt, và nghiên cứu gần đây đã phát hiện dấu vết trong họ Cá nhám đuôi dài (Alopiidae). Mặc cho tiêu hao năng lượng dư này, một thực nghiệm bằng buộc thẻ tiến hành trong thập niên 1980 tính toán các nhu cầu năng lượng của một con cá mập trắng trưởng thành (dài 4,6 m) đã nêu lên một số kết quả thú vị. Người ta đề xuất rằng, sau khi ngốn xác chết cá voi nhiều mỡ, con cá mập không cần ăn trong vòng trên một tháng[3].

Thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể. Sự phát triển thường là noãn thai sinh (đẻ con đã phát triển độc lập trong trứng) nhưng có thể qua noãn sinh (đẻ trứng). Một ít loài là thai sinh (đẻ con từ bào thai phát triển phụ thuộc vào cơ thể mẹ). Không có sự chăm sóc của cá bố mẹ cho lũ cá con, tuy nhiên, một vài loài bảo vệ trứng của chúng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lớp Cá sụn http://www.fmnh.helsinki.fi/users/haaramo/Metazoa/... http://d-nb.info/gnd/4135828-4 http://www.morphbank.net/Browse/ByImage/?tsn=15978... http://www.nzor.org.nz/names/4acd6aba-2825-45a9-81... http://jeb.biologists.org/cgi/reprint/205/16/2365.... http://fossilworks.org/bridge.pl?a=taxonInfo&taxon... http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=115... http://www.ubio.org/browser/details.php?namebankID... https://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?s... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwt...